Kích tín dụng trung và dài hạn bằng lãi suất

Hỗ trợ vay vốn miễn phí Hotline: 0967895979

 

Tin tức | Tin Tài chính - Ngân hàng | Tư vấn cho vay

Kích tín dụng trung và dài hạn bằng lãi suất

Để kích thích nhu cầu vốn đầu tư, sản xuất, ngân hàng cần xem xét giảm thêm lãi suất cho vay trung, dài hạn như mục tiêu đưa ra đầu năm nay.

vay tín chấp

Với chủ trương kích cầu tín dụng, tạo đà tăng trưởng kinh tế, đầu năm 2015, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và bảo đảm hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2015.

Trong đó, Thống đốc NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện tốt các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2015, duy trì ổn định mặt bằng lãi suất, phấn đấu tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay trung, dài hạn thêm từ 1 đến 1,5%/năm, hỗ trợ thị trường tài chính trong huy động vốn cho đầu tư phát triển.
.
Khó có thể kỳ vọng lãi suất cho vay trung, dài hạn giảm sâu,

Trên thực tế, trải qua hơn 3 quý trong năm 2015, các ngân hàng đã nỗ lực đưa lãi suất cho vay về mức phù hợp để kích thích tăng trưởng tín dụng. Thế nhưng, theo đánh giá của các chuyên gia tài chính - tiền tệ, mặt bằng lãi suất cho vay trung, dài hạn được ngân hàng áp dụng cho doanh nghiệp vẫn ở mức cao, phổ biến là 9-10,5%/năm cho doanh nghiệp lớn, sức khỏe tốt và 10-11,5%/năm cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tổng giám đốc một ngân hàng cho rằng, khó có thể kỳ vọng lãi suất cho vay trung, dài hạn giảm sâu, vì vốn huy động của ngân hàng hiện nay chủ yếu là ngắn hạn. Đồng thời, chi phí huy động vốn trung, dài hạn của ngân hàng vẫn là 7 - 7,5%/năm cho kỳ hạn 12 tháng trở lên. Nếu cho vay ở mức lãi suất 9-10%/năm đối với vốn trung, dài hạn, thì chênh lệch giữa huy động và cho vay còn lại chỉ 2,5-3%, không đủ bù chi phí và dự phòng.

Tuy nhiên, TS. Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng, cầu tín dụng cuối năm nay sẽ cải thiện so với năm trước, nhưng muốn khơi được dòng chảy tín dụng, yêu cầu trước hết đối với ngân hàng là xem xét giảm thêm lãi suất cho vay vốn trung, dài hạn ít nhất 0,5-1%. Với lạm phát thấp và trần lãi suất huy động 5,5%/năm hiện nay, việc giảm thêm lãi suất cho vay trung, dài hạn không ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng khi biên lợi nhuận thu về vẫn khả thi.

Mặc dù vẫn còn những khó khăn nhất định, nhưng với sự ấm dần của nền kinh tế, nhu cầu vốn của doanh nghiệp trong năm nay được kỳ vọng sẽ cải thiện hơn so với năm trước. Đặc biệt, thị trường bất động sản đang có dấu hiệu khởi sắc ở phân khúc nhà ở sẽ là điều kiện tốt để ngân hàng đẩy mạnh vốn cho khách hàng cá nhân có nhu cầu nhà ở thực sự.

Thêm vào đó, mặt bằng lãi suất giảm dần, nợ xấu từng bước được giải quyết thì cơ hội cho các khách hàng tiếp cận vốn ngân hàng nhiều hơn, nhất là với vốn vay ưu đãi. Tuy nhiên, giải quyết được bài toán vốn hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là khi sức khỏe doanh nghiệp chưa thực sự hồi phục và nợ xấu vẫn là mối lo đối với ngân hàng.

Vì vậy, theo chuyên gia ngân hàng Huỳnh Bửu Sơn, muốn khơi thông vốn trung, dài hạn, chỉ còn kỳ vọng giảm thêm lãi suất cho vay trung hạn cho nhóm doanh nghiệp làm ăn tốt để mở rộng đầu tư. Thực tế, với các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư mới, trong bối cảnh lãi vay vẫn là “gánh” nặng chi phí, họ vẫn chủ yếu dùng vốn tự có chứ không phải vốn vay.

Theo các chuyên gia tài chính, để thực hiện được mục tiêu giảm lãi suất, không cần thiết giảm thêm lãi suất huy động. Với mặt bằng lãi suất huy động 5,5-6%/năm hiện nay, cho vay với lãi suất 9-10%/năm đối với vốn trung, dài hạn là các ngân hàng đã có cơ hội kiếm lời. Với các khoản vốn cho vay cá nhân, nhất là vay tiêu dùng, biên lợi nhuận cho vay còn cao hơn rất nhiều, lên đến 5-6%.

Mặt khác, trước tình hình thị trường khó khăn, tín dụng chưa thể tăng nhanh, thì các ngân hàng cũng không nên kỳ vọng lợi nhuận quá cao, mà cần có sự chia sẻ với khách hàng để cùng tồn tại.

Hỗ trợ vay vốn

Mr Tú 0967895979
Email: vayvonbankvn@gmail.com
Website: vayvontinchap.com

dang ký vay

Tin liên quan