Khó có cuộc đua lãi suất huy động

Hỗ trợ vay vốn miễn phí Hotline: 0967895979

 

Tin tức | Tin Tài chính - Ngân hàng

Khó có cuộc đua lãi suất huy động

Mặc dù đã có một số ngân hàng tăng lãi suất huy động vào dịp cuối năm nhưng theo các chuyên gia, thanh khoản hệ thống vẫn đang khá tốt nên khó có cuộc đua lãi suất.

Lãi suất vay

Lãi suất huy động tăng nhẹ

Khi mong muốn giảm lãi suất cho vay được đưa ra vẫn còn đang “treo” thì thông tin một số ngân hàng tăng lãi suất huy động không chỉ khiến lãi suất cho vay khó giảm mà còn dẫn đến lo ngại thanh khoản hệ thống có phần căng dịp cuối năm. DongABank đã điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm VNĐ đối với nhiều kỳ hạn với mức từ 0,2 - 0,5%, khi huy động tiết kiệm VNĐ kỳ hạn 3 tháng đến 5 tháng tăng lên 5,2%/năm; 6 - 8 tháng là 6%/năm; kỳ hạn 9 - 11 tháng là 6,2%/năm. Techcombank cũng điều chỉnh lãi suất tiền gửi tăng 0,2 - 0,4% đối với các kỳ hạn từ 3 tháng trở lên, trong đó, kỳ hạn 3 được áp dụng mức lãi suất là 4,8%/năm.

Với các ngân hàng lớn, lần này cũng có sự điều chỉnh lãi suất huy động VNĐ mới, theo đó trần lãi suất huy động kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 2 tháng của VietinBank với khách hàng cá nhân hiện là 4,8%/năm, từ 2 tháng đến dưới 3 tháng là 5%/năm; tại Vietcombank và BIDV, tương ứng chỉ từ 4 - 4,7%/năm. Ở kỳ hạn trên 36 tháng, VietinBank áp mức cao nhất là 7%/năm, còn tại Vietcombank và BIDV chỉ 6,2% và 6,3%/năm.

Bình luận về việc một số NHTM tăng lãi suất huy động, PGS.TS. Trần Hoàng Ngân - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia cho rằng, động thái điều chỉnh này cũng bình thường khi các ngân hàng cần nguồn vốn cho vay sản xuất - kinh doanh cuối năm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu phát hiện có trào lưu tăng lãi suất huy động mạnh thì NHNN cần phải thanh tra.

Không lo thiếu thanh khoản

Theo lãnh đạo một NHTM, việc điều chỉnh lãi suất huy động tăng vừa qua không bất thường và khó dẫn đến chạy đua lãi suất như thời điểm trước năm 2011. Nhìn ở góc độ thanh khoản, TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia ngân hàng cho rằng, về cơ bản thanh khoản của hệ thống ngân hàng vẫn được bảo đảm. Điều này được thể hiện qua tỷ lệ cho vay trên vốn huy động khoảng 82%, thấp hơn so với thời kỳ năm 2011 khoảng 103% và năm 2012 là 100%.

Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cũng vừa đưa ra nhận định về diễn biến của thị trường mở và hoạt động phát hành tín phiếu. Về thị trường mở (OMO), BVSC cho biết, thị trường đã trải qua tuần thứ tư liên tiếp không có lượng vốn mới nào được bơm ra thị trường và là tuần thứ ba liên tiếp không có bất cứ hoạt động bơm và hút trên thị trường OMO. “Diễn biến trầm lắng ở cả thị trường OMO và thị trường tín phiếu cùng dấu hiệu giảm mạnh của lãi suất liên ngân hàng cho thấy thanh khoản hệ thống ngân hàng hiện ở mức khá dồi dào”, BVSC đánh giá.

Thanh khoản của hệ thống dồi dào, vậy các NHTM tăng lãi suất huy động để làm gì? Theo Phó tổng giám đốc NHTMCP Quốc tế (VIB) Lê Quang Trung, thì không phải cứ thấy điều chỉnh lãi suất huy động tăng là thanh khoản hệ thống ngân hàng có vấn đề. Đôi khi sự điều chỉnh này mang ý nghĩa thị trường thông thường hoặc chiến lược kinh doanh của các ngân hàng, bởi trong hoạt động ngân hàng có 5 yếu tố để điều chỉnh lãi suất huy động.

Thứ nhất, là trạng thái của ngân hàng. Trong hoạt động của ngân hàng, có thể huy động từ kỳ hạn qua đêm cho đến 20 hoặc 36 tháng. Ví dụ, chỉ vốn huy động thì chủ yếu ở kỳ hạn 3 tháng nhưng đa số các kỳ hạn cho vay 12 tháng giới ngân hàng gọi là chênh lệch rủi ro giữa tài sản nợ và tài sản có nên buộc các ngân hàng phải điều chỉnh lại để làm sao dòng tiền chảy vào được cân đối hợp lý hơn. Thứ hai, các ngân hàng phải quan sát đối thủ cạnh tranh trực diện của mình. Nếu trong ngân hàng có 10 đối thủ, thuộc cùng nhóm ngân hàng là ai trong thị trường thì ngân hàng phải xem xét các đối thủ chào lãi suất như thế nào.

Thứ ba, thuộc phần chiến lược của ngân hàng, muốn huy động tăng hay là tăng cho vay lên. Thứ tư, là điều chỉnh theo xu thế thị trường. Có nghĩa rằng, xu thế thị trường được dự báo lãi suất 3 tháng, 6 tháng tới như thế nào thì điều chỉnh lại đường cong lãi suất cho phù hợp. Cuối cùng là yếu tố thị trường mà ngân hàng phải xem xét lãi suất hiện nay cao quá hay thấp quá để điều chỉnh, cân đối cho hợp lý.

“Không phải một yếu tố đã khiến ngân hàng phải điều chỉnh lãi suất mà qua 5 yếu tố đó, ngân hàng sẽ đưa ra từng yếu tố một và mỗi yếu tố có trọng số nhất định để tính toán và điều chỉnh” - ông Lê Quang Trung phân tích.

Từ những phân tích trên có thể thấy, khó có khả năng xảy ra đua tăng lãi suất huy động trong những tháng còn lại của năm.

Hỗ trợ vay vốn

Mr Tú 0967895979
Email: vayvonbankvn@gmail.com
Website: vayvontinchap.com

dang ký vay

Tin liên quan