Tín dụng nông nghiệp - Agribank chưa có đối thủ

Hỗ trợ vay vốn miễn phí Hotline: 0967895979

 

Tin tức | Tin Tài chính - Ngân hàng

Tín dụng nông nghiệp - Agribank chưa có đối thủ

Nhiều ngân hàng đang bắt đầu “nhòm ngó” miếng bánh tín dụng nông nghiệp, nông thôn mà Agribank đang chiếm lĩnh phần lớn thị phần. Tuy nhiên, đây là miếng bánh không dễ xơi.

Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

vay vốn ngân hàng AgriBank

“Tiền ngân hàng bò lên đỉnh núi”

Câu nói ví von trên của ông Nguyễn Văn Thành, Phó giám đốc Agribank Thái Nguyên chưa miêu tả hết những khó khăn, vất vả của cán bộ tín dụng khi cho vay nông nghiệp, nông thôn.

Dẫn chúng tôi đến xóm Non Tranh (xã Tân Thành, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) bằng con dường đất ngoằn ngoèo, dài hun hút, cán bộ tín dụng của Agribank Phú Bình cho biết, vào mùa mưa, đường vào làng không khác gì mảnh ruộng lầy lội, người dân chỉ có thể di chuyển bằng xe ngựa. Bất chấp điều kiện đi lại khó khăn, các cán bộ Agribank Phú Bình vẫn hàng tuần vẫn bám sát địa bàn, không chỉ trèo núi, mà còn cả băng rừng, lội ruộng để thẩm định cho vay.

Bù lại, điều làm các cán bộ tín dụng yên tâm nhất là đồng vốn luôn được sử dụng đúng mục đích, sinh sôi nảy nở, làm thay đổi bộ mặt của nhiều hộ gia đình.

Đơn cử, từ một hộ nghèo, nhờ 10 triệu đồng vay từ Agribank, gia đình anh Ngọ Văn Điền (xóm Non Tranh) đã dần vươn lên thành một hộ khá giả. Hiện nay, với khoản vay 200 triệu đồng tại Agribank, anh Điền đã xây dựng được một trang trại gà ngay trên đỉnh đồi với quy mô 3.000 con, 2.000 trứng mỗi ngày và 2 máy ấp trứng, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Gia đình anh cũng đang lên kế hoạch vay tiếp vốn của Agribank để mở rộng thêm một trang trại gà nữa.

Ông Đinh Văn Phượng, Chủ tịch xã Tân Thành cho biết thêm, ở Tân Thành, hầu hết hộ gia đình có kinh tế khá đều là những hộ có vay vốn của Agribank. “Thủ tục vay vốn ngân hàng bây giờ đơn giản lắm, cán bộ về tận xã để hướng dẫn, thẩm định, người dân muốn mở sổ chẳng phải đi đâu xa. Agribank còn tài trợ 2,5 tỷ đồng cho xã để xây dựng trường mầm non”, ông Đinh Văn Phượng nói.

Theo quan sát của phóng viên Báo Đầu tư, không chỉ tại Tân Thành, mà tại nhiều huyện, xã vùng sâu, vùng xa của Thái Nguyên, chỉ thấy có sự bám trụ của Agribank, mà ít thấy bóng dáng ngân hàng khác. Bác Nguyễn Văn Bôn (Phú Đình, Định Hóa, Thái Nguyên), một gia đình nhiều năm vay vốn của Agribank cho biết, tại Phú Đình, ngân hàng “thân thiết” với nông dân nhất là Agribank.

“Từ khi vay vốn Ngân hàng Agribank để chăn nuôi, trồng rừng, gia đình tôi đã thoát nghèo, xây được cơ ngơi khang trang và nuôi hai con học xong đại học. Hiện cũng có một số ngân hàng mời vay, nhưng tôi không vay vì lãi suất cao hơn Agribank”, ông Bôn thật lòng chia sẻ.  

Ông Nguyễn Văn Thành, Phó giám đốc Agribank Thái Nguyên chia sẻ: “Cho vay nông nghiệp vất vả, có những món vay chỉ 5-10 triệu đồng, nhưng bù lại, cho vay nông nghiệp lại rất yên tâm, vì người nông dân bao giờ cũng có ý thức trả nợ”.

Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 31/12/2014, tổng dư nợ của Agribank Thái Nguyên đạt hơn 5.663 tỷ đồng, tăng 13% so với cuối năm 2013. Tổng số khách hàng đang còn dư nợ là 53.070, chiếm 24% thị phần toàn tỉnh. Trong đó, cho vay nông nghiệp chiếm 73% tổng dư nợ với hơn 50.000 khách hàng. Kết thúc năm 2014, nợ xấu của Agribank Thái Nguyên chỉ chiếm 1,17%, thấp hơn nhiều so với dư nợ chung của Agribank, cũng như toàn hệ thống.

Vững chân ở thị trường nông thôn

Những năm gần đây, Chính phủ chủ trương đẩy mạnh tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đây cũng là lĩnh vực còn dư địa tăng trưởng rộng nhất hiện nay. Chính vì vậy, không chỉ ngân hàng TMCP quốc doanh, mà khối ngân hàng TMCP cũng đổ xô cho vay nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, khai phá và trụ vững được ở thị trường nông thôn không hề đơn giản, không chỉ đòi hỏi công nghệ, mạng lưới, nhân lực, mà còn cả kinh nghiệm.

Là ngân hàng lớn nhất hệ thống với tổng tài sản lên tới 762.869 tỷ đồng, Agribank có lợi thế là mạng lưới giao dịch “khủng” bao gồm 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch, đội ngũ cán bộ hùng hậu, thông thuộc địa bàn cộng với 27 năm kinh nghiệm hoạt động ở thị trường nông nghiệp, nông thôn… Đây chính là lý do khiến Agribank không có đối thủ ở thị trường này.

Cắm chặt tại các địa bàn mà các ngân hàng khác khó đủ lực bám trụ, nên tăng trưởng huy động và cho vay của Agribank đều tốt. Tính đến 31/12/2014, tổng nguồn vốn huy động của Agribank đạt 690.191 tỷ đồng. Dư nợ cho vay đạt 605.324 tỷ đồng, trong đó có tới 74,3% là cho vay nông nghiệp, nông thôn. Với con số trên, Agribank hiện chiếm khoảng 80% tổng dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn của cả nước.

Do đi sâu vào lĩnh vực sở trường là nông nghiệp và quyết liệt thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng, xử lý thu hồi, ngăn ngừa nợ xấu phát sinh, trích lập dự phòng, xử lý rủi ro, nên nợ xấu của Agribank ngày một giảm. Năm 2014, Agribank đạt lợi nhuận trước thuế 3.238 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2013, đạt 101% kế hoạch năm 2014.

Chủ tịch Hội đồng Thành viên Agribank, ông Trịnh Ngọc Khánh khẳng định, năm 2015, Agribank tập trung nguồn lực, triển khai hiệu quả các phương án tái cơ cấu theo đề án được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, nhằm xây dựng Agribank thành ngân hàng hiện đại, có khả năng cạnh tranh cao, giữ vị trí chủ lực trên thị trường tiền tệ, tín dụng nông thôn. Theo Đề án Tái cơ cấu, đến hết năm 2015, Agribank cần đạt mục tiêu cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân, lĩnh vực xuất khẩu, công nghiệp chế biến, doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt tỷ lệ 80% dư nợ; tăng vốn tự có, đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động, nợ xấu dưới 3%.

Hỗ trợ vay vốn

Mr Tú 0967895979
Email: vayvonbankvn@gmail.com
Website: vayvontinchap.com

dang ký vay

Tin liên quan