Thành lập gói hỗ trợ lãi suất vay trung, dài hạn

Hỗ trợ vay vốn miễn phí Hotline: 0967895979

 

Tin tức | Lãi suất vay ngân hàng | Tin Tài chính - Ngân hàng

Thành lập gói hỗ trợ lãi suất vay trung, dài hạn

Trước phiên Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình kinh tế - xã hội (hôm nay, ngày 8/6), chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư, PGS-TS Trần Hoàng Ngân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tiết lộ, ông tiếp tục đề nghị Quốc hội, Chính phủ có gói hỗ trợ lãi suất vay trung và dài hạn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Lãi suất ngân hàng

Từ ý tưởng nào mà ông lại đề nghị phải có gói hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp nhỏ và vừa?

Trên một số diễn đàn, tôi đã từng đề cập, Chính phủ nên có gói hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng trung và dài hạn, với lãi suất thấp và ổn định trong 5 - 10 năm, để có nguồn vốn mua máy móc, thiết bị, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh. Vì sao tôi lại có ý tưởng này? Vì chúng ta đã mở toang cánh cửa hội nhập kinh tế, trong khi doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa (chiếm 97% tổng số doanh nghiệp) vốn mỏng, công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý không theo kịp với tiến trình hội nhập.

Đúng là vấn đề này ông từng đề xuất, nhưng đó là những năm trước đây khi mà doanh nghiệp tiếp cận vốn khó khăn, lãi suất cho vay rất cao, còn bây giờ, tình hình đã đảo chiều?

Đúng là việc tiếp cận vốn ngân hàng bây giờ đã dễ dàng hơn, lãi suất cũng đã giảm đáng kể, nhưng nếu cứ để ngân hàng lo vốn trung và dài hạn, thì không giải quyết được vấn đề. Vì ngân hàng cũng là doanh nghiệp, họ cũng kinh doanh và phải bảo đảm sự an toàn, nên chỉ muốn cho vay ngắn hạn vì an toàn hơn so với cho vay trung và dài hạn. Trong khi đó, doanh nghiệp rất cần vốn trung và dài hạn, nếu không có nguồn vốn này, thì họ tiếp tục mua máy móc đã qua sử dụng rẻ tiền, công nghệ thấp, tiêu tốn nhiều năng lượng, gây ô nhiễm môi trường, năng suất thấp… thì làm sao có thể cạnh tranh được, làm sao có thể giảm được số lượng doanh nghiệp đóng cửa, giải thể, ngừng hoạt động được.

Cánh cửa hội nhập đã mở hoàn toàn, nếu không có sự hỗ trợ, giúp đỡ thì tương lai của doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ đi về đâu, nền kinh tế liệu có phát triển bền vững được không? Chính vì vậy, mặc dù vấn đề vốn cho doanh nghiệp không còn nóng, song tôi tiếp tục kiến nghị phải có gói tín dụng hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tương tự gói tín dụng 30.000 tỷ đồng hỗ trợ thị trường bất động sản.

Vậy theo ông, giả sử có gói tín dụng này, thì nên giao ngân hàng thương mại hay Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) triển khai?

Nếu giao VDB làm đầu mối, thì có lợi thế là định chế tài chính nhà nước này đang thực hiện tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu nên có nhiều kinh nghiệm, nhưng có hạn chế là đầu mối thực hiện quá ít so với nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Còn nếu giao các ngân hàng thương mại thực hiện tương tự việc cho vay mua tạm trữ thóc gạo thì phải cấp bù chênh lệch lãi suất cho các ngân hàng thương mại kịp thời.

Liệu có cần thiết phải có gói tín dụng hỗ trợ này không, vì hiện nay, Nhà nước đang thực hiện hỗ trợ lãi suất tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu qua VDB và nhiều tỉnh, thành đã lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa?

Lãi suất vay

Chúng ta đã thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ lãi suất tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu từ những năm đầu của thế kỷ XXI. Hơn 15 năm trôi qua, đến nay, hỏi có bao nhiêu doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn này, có bao nhiêu doanh nghiệp được bảo lãnh tín dụng? Câu trả lời là rất ít, rất hiếm hoi. Tuyệt đại đa số doanh nghiệp không biết đến 2 chính sách này.

Trước năm 2007, Chính phủ thực hiện chính sách thưởng xuất khẩu, thực chất là hỗ trợ xuất khẩu, sau đó phải bỏ khi gia nhập WTO. Thực hiện gói hỗ trợ tín dụng như đề xuất của ông liệu có vi phạm cam kết WTO?

Cả thế giới đang chống biến đổi khí hậu, chống ô nhiễm môi trường và thực hiện phát triển bền vững. Mình chỉ hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp thay đổi máy móc, thiết bị, công nghệ, dây chuyền sản xuất lạc hậu, tiêu tốn nhiều nhiên liệu, gây ô nhiễm môi trường, chứ không cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất thấp để mua nguyên liệu, đầu vào cho sản xuất tạo ra môi trường cạnh tranh không bình đẳng, nên không vi phạm các cam kết quốc tế. Hơn nữa, gói hỗ trợ tín dụng này không bắt buộc doanh nghiệp phải mua máy móc, thiết bị, công nghệ sản xuất trong nước, mà doanh nghiệp có thể nhập khẩu máy móc, thiết bị phù hợp với trình độ quản lý, phù hợp với quy mô sản xuất, nên không vi phạm các cam kết quốc tế.

Ông đề xuất gói tín dụng này có lãi suất cố định, thời gian vay 5-10 năm, nhưng trên thị trường tiền tệ thay đổi rất nhanh và mạnh thì làm sao có thể thực hiện được?

Nhà nước hoàn toàn có thể ấn định lãi suất cố định, hoặc cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào sự biến động của thị trường nhưng phải thấp hơn lãi suất vay vốn thương mại thông thường. Chênh lệch giữa lãi suất mà ngân hàng huy động và lãi suất cho vay ưu đãi được ngân sách nhà nước cấp bù tương tự tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Chính vì vậy, ngoài kiến nghị Chính phủ thành lập gói tín dụng hỗ trợ này, tôi còn đề nghị Quốc hội, hàng năm, khi cân đối ngân sách phải dành ra một khoản để cấp bù lãi suất cho vay tương tự như việc cấp bù lãi suất cho vay cho VDB và Ngân hàng Chính sách xã hội đang triển khai.

Hỗ trợ vay vốn

Mr Tú 0967895979
Email: vayvonbankvn@gmail.com
Website: vayvontinchap.com

dang ký vay

Tin liên quan