Tin tức | Vay vốn tiêu dùng | Tin Tài chính - Ngân hàng
Ngân hàng nội tấn công mảng cho vay tiêu dùng
VietinBank và BIDV là hai ngân hàng mới nhất vừa chính thức công bố thành lập công ty tài chính để tấn công thị trường cho vay tiêu dùng
- Vay tín chấp VPBank
- Vay tín chấp theo lương
- Vay tiêu dùng BIDV
- Vay tiêu dùng Vietinbank
- Vay tín chấp theo hóa đơn tiền điện
VietinBank và BIDV là hai ngân hàng mới nhất vừa chính thức công bố thành lập công ty tài chính để tấn công thị trường cho vay tiêu dùng. Mảnh đất cho vay tiêu dùng màu mỡ vốn thuộc về các công ty tài chính ngoại, nay đang được chia lại, với thị phần dự báo sẽ nghiêng về ngân hàng nội.
Ngân hàng dồn dập mua lại,thành lập mới công ty tài chính
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015 vừa được tổ chức đầu tuần này, BIDV khiến nhiều cổ đông ngạc nhiên trước đề xuất thành lập Công ty Tài chính tiêu dùng BIDV. Có ba phương án được đưa ra: mua lại công ty tài chính trên thị trường; chuyển Công ty Cho thuê tài chính BIDV sang Công ty Tài chính hoặc thành lập Công ty Tài chính tiêu dùng BIDV.
Theo lý giải của lãnh đạo BIDV, việc thành lập công ty tài chính tiêu dùng sẽ giúp BIDV gia tăng thị phần bán lẻ, bởi mục tiêu của BIDV là trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại, hàng đầu Việt Nam. Bên cạnh đó, lập công ty tài chính cũng sẽ giúp BIDV tách phân khúc khách hàng rủi ro ra khỏi Ngân hàng. Bởi công ty tài chính thường nhắm tới phân khúc tín dụng khách hàng cá nhân thu nhập trung bình, nhu cầu vay tiêu dùng món nhỏ, chủ yếu không có tài sản đảm bảo, thủ tục vay đơn giản, thời gian xử lý nhanh, chấp nhận lãi suất cao…
Tương tự BIDV, cuối tuần qua, VietinBank cũng thông qua Đề án Sáp nhập PGBank, chuyển một phần PGBank thành Công ty Tài chính PG Finance. Theo lãnh đạo hai ngân hàng, số lượng 6.200 cây xăng của Petrolimex trên toàn quốc là đối tượng khách hàng vô cùng hấp dẫn của PG Finance.
Nối gót BIDV, VietinBank, ACB cũng vừa đưa ra kế hoạch thành lập công ty tài chính, hoặc mua lại một công ty tài chính trên thị trường. Kế hoạch này sẽ được trình cổ đông của ACB thông qua tại Đại hội đồng cổ đông diễn ra vào ngày 22/4/2015.
Trước đó, năm 2014, ông lớn Vietcombank cũng đặt vấn đề thành lập công ty tài chính tiêu dùng. Tuy nhiên, đến hết năm 2014, kế hoạch này vẫn còn bỏ ngỏ. Nhiều khả năng, vấn đề này sẽ tiếp tục được đưa ra bàn thảo tại Đại hội đồng cổ đông Vietcombank năm 2015 (diễn ra ngày 24/4) cùng với việc sáp nhập SaigonBank.
Như vậy, làn sóng ngân hàng mua lại, hoặc thành lập công ty tài chính vẫn chưa dừng, mà đang tiếp tục nóng. Kể từ năm ngoái đến nay, rất nhiều thương vụ ngân hàng thâu tóm công ty tài chính đã diễn ra. Đơn cử, Maritime Bank mua Công ty Tài chính Dệt may, VPBank mua lại Công ty TNHH MTV Tài chính Than Khoáng sản Việt Nam (CMF), Techcombank mua Tài chính Hóa chất. Hiện thị trường có thông tin SHB sắp mua lại Công ty Tài chính Vinaconex - Viettel.
Thị phần sẽ được chia lại?
Cho vay tiêu dùng tăng trưởng rất nhanh trong những năm gần đây và mang lại nhiều lợi nhuận cho các nhà băng. TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia ngân hàng khẳng định: “Cho vay tiêu dùng là lĩnh vực rất tiềm năng tại Việt Nam, bởi lĩnh vực này mới chiếm 6% tổng dư nợ tín dụng của Việt Nam, trong khi tỷ lệ này ở các nước khác là 15 - 20%, thậm chí ở Mỹ lên tới 30-40%”.
Điều đáng nói là, xét về lĩnh vực bán lẻ, các ngân hàng nội vẫn chiếm thị phần áp đảo. Tuy nhiên, xét riêng phân khúc cho vay tiêu dùng, khối công ty tài chính ngoại đang nắm ưu thế.
Hiện nay, chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường cho vay tiêu dùng là Home Credit, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài. Ước tính, Home Credit chiếm 40-45% thị trường cho vay tiêu dùng kim khí điện máy và 35% thị trường cho vay mua xe máy. Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư trước đây, lãnh đạo Home Credit cho biết, rất nhiều khách hàng vay vốn của Home Credit chưa từng được tiếp cận vốn ngân hàng.
Ngoài Home Credit, trên thị trường hiện có rất nhiều công ty tài chính có vốn nước ngoài, phát triển tốt, như Mirae Asset (Việt Nam), JACCS, HD Saison Finance (49% vốn của Credit Saison)…
Theo phân tích của các chuyên gia, sở dĩ các ngân hàng, công ty tài chính trong nước “thua” công ty ngoại trong phân khúc này là bởi các công ty tài chính cho vay rất thoáng và có hệ thống đòi nợ, nhắc nợ rất tinh vi. Ngược lại, phía ngân hàng, việc cho vay bị bó hẹp bởi những quy định về tài sản đảm bảo, quản trị rủi ro… Vì vậy, việc thành lập hoặc mua lại công ty tài chính được coi là giải pháp hóa giải những vướng mắc trên, giúp ngân hàng đẩy mạnh do vay tiêu dùng.
“Chúng tôi đang lên kế hoạch mở rộng cho vay tiêu dùng ở hai miền Nam - Bắc. Với việc hàng loạt ngân hàng thành lập công ty tài chính, thị phần cho vay tiêu dùng sẽ được vẽ lại, dần nghiêng về công ty tài chính trong nước”, lãnh đạo một ngân hàng thương mại cổ phần kỳ vọng.
Hỗ trợ vay vốn
Mr Tú 0967895979
Email: vayvonbankvn@gmail.com
Website: vayvontinchap.com
Tin liên quan
- Lãi suất ngân hàng vietcombank 2024
- Lãi suất vay ngân hàng Maitime năm 2022
- Vay tín chấp tại Ninh Thuận thủ tục đơn giản
- Vay tín chấp 100 triệu thủ tục đơn giản
- Ưu đãi gì khi vay vốn tín chấp ngân hàng Sacombank
- COM-B cho vay lên đến 70 triệu
- ACB ra mắt sản phẩm tiết kiệm cho các khách hàng từ 50 tuổi trở lên
- Vay tín chấp tại Maritime Bank - Vay vốn dễ dàng, sẵn sàng tận hưởng
- Vay tín chấp cá nhân Ngân hàng Vietcombank Năm 2018
- OCB cho vay tín chấp khách hàng tự doanh
- Lợi ích khi vay tín chấp 50 triệu
- Vay vốn tín chấp bằng sổ hộ khẩu và những lưu ý quan trọng cần biết
- Giáo viên vay vốn tín chấp lãi suất thấp
- Hướng dẫn nhận tiền cho khoản vay tiền mặt tại Home Credit
- Sản phẩm cho vay tiền mặt tại Bưu Điện
- Vay tín chấp ở TP HCM
- Vay tiền trả góp không chứng minh thu nhập
- Dễ dàng vay tín chấp ngân hàng mà không cần bảng lương
- Đăng ký Vay tiêu dùng Online - Vay tiêu dùng trả góp tín chấp
- Vay tín chấp Ngân hàng bằng cmnd hộ khẩu