Ngân hàng bán lẻ: Muốn thành công phải tạo khác biệt

Hỗ trợ vay vốn miễn phí Hotline: 0967895979

 

Tin tức | Tin Tài chính - Ngân hàng

Ngân hàng bán lẻ: Muốn thành công phải tạo khác biệt

Muốn trở thành một NH phát triển dịch vụ bán lẻ, NH tại Việt Nam sẽ có rất nhiều việc phải làm

Ngân hàng bán lẻ

Mục tiêu không của riêng ai

“Bán lẻ” hay “Dịch vụ NH bán lẻ” là hai trong số rất nhiều cụm từ được nhắc tới khi đề cập đến khái niệm “Ngân hàng bán lẻ”. Từ lâu không ít các NHTM xác định NH bán lẻ là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển của mình. Bởi thế mà các NH đều chạy đua trong việc giới thiệu sản phẩm, nâng cấp dịch vụ, quảng bá thương hiệu... để tiệm cận hơn với danh xưng này. Đều là những việc không lạ, nhưng cũng chính vì thế mà các NH rất khó để tạo ra sự khác biệt trước các đối thủ cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng hơn.
Thị trường NH bán lẻ sẽ là xu hướng tất yếu của hệ thống NH Việt

Theo nhận định của một chuyên gia tài chính - NH, hiện NH Việt Nam có khoảng 83 sản phẩm bán lẻ và 97 sản phẩm bán buôn. Vấn đề đặt ra là, trong cuộc đua cam go này không ai chịu thua ai cả. Sản phẩm, dịch vụ của các NH có sự phong phú, nhưng lại thường na ná, tương tự nhau, chứ chưa thực sự có khác biệt lớn. Dịch vụ NH bán lẻ là xu hướng phát triển tất yếu của hầu hết các NH trên thế giới. Phát triển dịch vụ bán lẻ giúp doanh thu của NH tăng cao, hạn chế rủi ro, đem lại lợi ích kinh tế cho quốc gia...

Nhưng trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, cạnh tranh không chỉ dừng lại giữa các NH nội địa, mà còn là với các chi nhánh NH nước ngoài (đang ngày càng hiện diện nhiều hơn tại Việt Nam). Rào cản nhiều nhất là do vấp phải năng lực tài chính.

Theo đuổi mục tiêu nào cũng cần có sự đầu tư xứng đáng. Đặc biệt với đặc thù như của một NH bán lẻ thì chi phí cho việc phát triển mạng lưới, nâng cấp hệ thống, ứng dụng công nghệ thông tin... là rất lớn.

Theo giám đốc khối bán lẻ của một NHTM lớn, chọn chiến lược phát triển NH bán lẻ là hướng đi đúng, vì đây là xu hướng của thế giới. Nhưng vị này cho rằng, “ngoài sự thay đổi, cải tổ về cơ sở vật chất, sản phẩm dịch vụ... yếu tố con người cũng vô cùng quan trọng. Vì cải tổ vật chất, cũng đồng nghĩa với việc phải cải tiến con người. Nhân sự phải có nhận thức đúng đắn, tư duy sáng tạo, nhạy bén mới có thể đáp ứng được yêu cầu”.

Đấy là câu chuyện chủ quan ở phía NH. Còn xét tới nguyên nhân khách quan, thì thương mại điện tử hay rộng hơn là thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta mới chỉ đang ở những bước đầu. Đó cũng là rào cản cho việc phát triển của hệ thống NH bán lẻ tại Việt Nam.

Bước chậm, nhưng chắc

Muốn trở thành một NH phát triển dịch vụ bán lẻ, NH tại Việt Nam sẽ có rất nhiều việc phải làm: khẳng định giá trị thương hiệu; xây dựng chiến lược và nền tảng bền vững; nâng cao tiềm lực tài chính; năng lực quản trị rủi ro, khả năng sáng tạo sản phẩm... Như Vietcombank – một trong bốn “đại gia” NH, cũng phải mất thời gian 25 năm trải qua hoạt động kinh doanh bán lẻ với dịch vụ trải đều từ tiền gửi, thẻ, NH điện tử đến DNNVV, bảo hiểm... để được vinh danh là “NH bán lẻ tiêu biểu 2015”.

Vậy làm thế nào để đạt mục tiêu NH bán lẻ tốt? Một chuyên gia tài chính chia sẻ: thứ nhất, hệ thống NH Việt Nam phải lưu tâm tới việc xây dựng kênh phân phối trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin. Mà để xây dựng được điều này, phải xác định rõ đối tượng khách hàng cá nhân làm trung tâm. Từ đó tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng, làm cơ sở cho việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ phù hợp.

Thứ hai, đó là xây dựng theo hướng NH số, từ đó nâng cao quản trị NH, quản lý rủi ro trong toàn hệ thống. Khái niệm NH kỹ thuật số (Digital banking) không còn xa lạ với khách hàng Việt Nam trong những năm trở lại đây.

Gần đây, người ta nhắc tới nhiều hơn khái niệm “Bank 4.0”. Hiện chưa có định nghĩa chính xác và cụ thể về Bank 4.0, nhưng đơn giản có thể hiểu giải pháp này được phát triển dựa trên nền tảng Bank 3.0, ứng dụng những công nghệ mới nhất về NH như Big Data Analytics, SMAC ở một mức độ cao.

Đại diện TPBank (NH hai lần nhận được giải thưởng “NH số sáng tạo nhất Việt Nam 2015” của GFM) cho biết, NH này đã luôn chú trọng trong việc đầu tư, phát triển mạnh mẽ hạ tầng công nghệ để đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng, dần tiến tới công nghệ Bank 4.0.

Thực tế cho thấy eBank 6.0 của TPBank đã giúp khách hàng thuận tiện trong việc chuyển đổi giao dịch truyền thống sang giao dịch điện tử internet; website của TPBank cũng là sự đột phá khi có sự đồng bộ với các thiết bị di động và tương tác cao với mạng xã hội...

Thứ ba, các NH cũng nên quan tâm hơn tới việc kết hợp giữa thương mại và tài chính như: Bancassurance hay chứng khoán... Bởi với những thị trường chưa phát triển như Việt Nam, dịch vụ NH còn hạn chế thì tiềm năng để khai thác càng lớn hơn.

 

Hỗ trợ vay vốn

Mr Tú 0967895979
Email: vayvonbankvn@gmail.com
Website: vayvontinchap.com

dang ký vay

Tin liên quan