Hy sinh lãi suất vì tỷ giá

Hỗ trợ vay vốn miễn phí Hotline: 0967895979

 

Tin tức | Tin Tài chính - Ngân hàng

Hy sinh lãi suất vì tỷ giá

Việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mạnh tay điều chỉnh tỷ giá có thể khiến mục tiêu giảm thêm lãi suất hẹp dần. Tuy nhiên, dù bằng giá nào, cơ quan điều hành cũng cần phải kìm lãi suất không để tăng “ăn theo” tỷ giá, bởi những bài học về lãi suất cao trong quá khứ đã quá đắt giá.

Vay tín chấp theo lương tiền mặt

Mục tiêu giảm lãi suất 1-1,5% đầu năm nay được đặt trong bối cảnh NHNN dự đoán, tỷ giá cả năm 2015 chỉ tăng 2%. Tuy  nhiên, từ ngày 11/8 đến 13/8 vừa qua, Trung Quốc đã bất ngờ phá giá sâu đồng nhân dân tệ, làm thị trường tài chính quốc tế chao đảo. Đây cũng là diễn biến nằm ngoài dự báo của NHNN, buộc cơ quan này phải liên tiếp điều chỉnh tỷ giá tăng tới 3% trong vòng một tuần lễ qua. Còn tính từ đầu năm đến nay, tiền đồng Việt Nam đã mất giá khoảng 5%.

Có thể nói, việc NHNN tăng mạnh tỷ giá tiền đồng liên tiếp trong vòng hơn một tuần qua là nhanh nhạy và khôn ngoan trong bối cảnh Trung Quốc phá giá sâu đồng nhân dân tệ, Cục dự trữ Liên bang Mỹ có khả năng sắp điều chỉnh lãi suất USD khiến tâm lý đầu cơ găm giữ ngoại tệ trong nước tăng cao.     

Tuy nhiên, việc tỷ giá tăng mạnh cũng gây khó cho mục tiêu giảm lãi suất 1-1,5% của Ngân hàng Nhà nước. Theo tính toán của nhiều chuyên gia tài chính, khi tỷ giá tăng 3%, lãi suất có thể tăng khoảng 1%.

Trên thực tế, ngoài tỷ giá, còn rất nhiều yếu tố bất lợi đang làm khó mục tiêu giảm lãi suất.

Thứ nhất, huy động vốn đang chậm lại, nếu lãi suất giảm thêm sẽ kích thích người dân chuyển tiền sang các kênh đầu tư khác. Dù tâm lý găm giữ ngoại tệ đã giảm mạnh khi NHNN đã ngầm tuyên bố không điều chỉnh tỷ giá thêm nữa cho đến tận đầu năm 2016, song nếu lãi suất giảm, có thể tâm lý đầu cơ vào USD sẽ quay trở lại.

Thứ hai, từ đầu năm đến ngày 10/8, tín dụng tăng 8,3%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ. Tín dụng tăng trưởng tốt, vốn dư thừa không nhiều khiến ngân hàng cũng ngần ngừ giảm thêm lãi suất cho vay.

Thứ ba, nợ công tăng cao, phát hành trái phiếu chính phủ lớn, chi phí xử lý nợ xấu… cũng là những yếu tố cản trở mục tiêu giảm lãi suất.

Rõ ràng, trong bối cảnh thị trường tài chính quốc tế biến động mạnh, khó lường, chính sách tiền tệ lại phải gánh quá nhiều mục tiêu, việc một số mục tiêu phải “hy sinh” để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô là điều khó tránh. Tuy nhiên, dù không giảm thêm thì cơ quan điều hành cũng phải bằng mọi cách kiềm chế, không để mặt bằng lãi suất dâng cao theo tỷ giá.

Muốn làm được điều này, đầu tiên, NHNN phải ngăn chặn tâm lý đầu cơ vào vàng, ngoại tệ. Giải pháp này đã được NHNN thực hiện bằng việc dâng lãi suất cho vay liên ngân hàng lên 5% để ngăn tiền thừa chảy vào đầu cơ. Tiếp đó, lãnh đạo Ngân hàng nhà nước vừa lên tiếng ngầm tuyên bố không tiếp tục điều chỉnh tỷ giá cho đến quý I/2016 nhằm cảnh báo giới đầu cơ.

Giải pháp thứ hai để ổn định lãi suất là hướng dòng tiền vào những lĩnh vực ưu tiên, không chảy vào những lĩnh vực “nóng” như chứng khoán, bất động sản…

Giải pháp thứ ba, Ngân hàng Nhà nước có thể bơm tiền để tăng thanh khoản cho các ngân hàng. Tuy nhiên, việc bơm tiền phải gắn với kiểm soát chặt chẽ tín dụng, không để vốn chảy vào đầu cơ.

Thực tế, hiện nay thanh khoản của các ngân hàng vẫn khá dồi dào. Tỷ giá tăng có thể “làm khó” cho việc giảm lãi suất, song cũng không tác động nhiều đến chi phí vốn. Vì vậy, việc lợi dụng tỷ giá để “ăn theo” lãi suất là không hợp lý.

Với các doanh nghiệp, dù mặt bằng lãi suất đã giảm nhiều so với trước song vẫn còn cao với khu vực. Bài học trong quá khứ đã cho thấy, lãi suất cao không chỉ đẩy doánh nghiệp vào chỗ chết mà khiến các ngân hàng cũng lao đao, hệ lụy nợ xấu cho đến nay vẫn chưa thể giải quyết. Vì vậy, dù lãi suất không thể giảm thêm, song NHNN vẫn phải coi giữ mặt bằng lãi suất ổn định là một trong những ưu tiên hàng đầu, dù có phải bơm tiền ra để hỗ trợ.

 

Hỗ trợ vay vốn

Mr Tú 0967895979
Email: vayvonbankvn@gmail.com
Website: vayvontinchap.com

dang ký vay

Tin liên quan