Dự phòng rủi ro của ngân hàng sẽ tăng mạnh

Hỗ trợ vay vốn miễn phí Hotline: 0967895979

 

Tin tức | Tin Tài chính - Ngân hàng

Dự phòng rủi ro của ngân hàng sẽ tăng mạnh

Để kiểm soát nợ xấu toàn ngành ngân hàng về dưới mức 3% cuối năm nay, ngành ngân hàng đang yêu cầu các ngân hàng thương mại đẩy mạnh xử lý nợ xấu, sáp nhập và bán nợ xấu

Để kiểm soát nợ xấu toàn ngành ngân hàng về dưới mức 3% cuối năm nay, ngành ngân hàng đang yêu cầu các ngân hàng thương mại đẩy mạnh xử lý nợ xấu, sáp nhập và bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) theo chỉ tiêu sau khi VAMC được tăng vốn lên 2.000 tỷ đồng vào đầu năm. Vì thế, nguồn dự phòng phải trích lập cũng sẽ gia tăng.

Ông Đỗ Minh Toàn, Tổng giám đốc Ngân hàng ACB cho biết, năm nay, Ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 13 - 15% và bán 1.000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC. Ngân hàng cũng có kế hoạch tự xử lý 1.600 tỷ đồng nợ xấu. Vì thế, khoản trích lập dự phòng cho năm nay khoảng 2.000 tỷ đồng. Mục tiêu của ACB kiểm soát nợ xấu dưới 3%.

Vay tiêu dùng ACB

Còn tại SCB, trong quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu 3 năm qua, ngân hàng này đã bán khối lượng nợ xấu khổng lồ cho VAMC. Theo lãnh đạo SCB, tổng nợ xấu đã bán cho VAMC 11.400 tỷ đồng đến cuối 2014, đưa nợ xấu giảm còn 0,5% và cuối năm. SCB tiếp tục xử lý nợ xấu để tình hình tài chính tốt hơn. Nhưng đi cùng với xử lý quyết liệt thì phải trích lập dự phòng cũng tăng lên.

Mặc dù tỷ lệ nợ xấu đến cuối năm 2014 của VIB được kiểm soát ở mức 2,51%, nhưng các quỹ dự phòng của ngân hàng này tiếp tục được bổ sung, với số dư lũy kế đạt trên 2.000 tỷ đồng.

Về kế hoạch kinh doanh năm 2015, lãnh đạo VIB cho biết, mục tiêu của nhà băng này là tổng tài sản tăng 9%, lên 88.251 tỷ đồng; huy động vốn tăng 8%, lên 53.000 tỷ đồng; tăng trưởng tín dụng khoảng 11%, tương ứng dư nợ cho vay 42.380 tỷ đồng (theo chỉ tiêu đã giao). Năm 2015, VIB dự kiến xử lý 3.835 tỷ đồng nợ xấu, đảm bảo duy trì tỷ lệ nợ xấu quanh ngưỡng 2,5%. Dự kiến, nợ xấu của VIB năm 2015 tăng thêm 300 tỷ đồng, do khách hàng không trả được nợ. Vì thế, nguồn dự phòng của ngân hàng này cũng sẽ tăng mạnh.

Lãnh đạo Eximbank cho biết, việc trích dự phòng rủi ro là vấn đề tiên quyết để đảm bảo an toàn trong hoạt động. Vì vậy, với Eximbank, dù phải hy sinh lợi nhuận, Ngân hàng cũng phải ưu tiên trích dự phòng. Trong năm qua, khoản dự phòng rủi ro của Eximbank xấp xỉ 3.000 tỷ đồng, khiến lợi nhuận thu về chỉ còn 68 tỷ đồng trước thuế. Kế hoạch trong năm nay, Eximbank tiếp tục bán thêm khoảng 1.000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC, do đó nhà băng này cũng phải trích dự phòng 20% cho trái phiếu nhận lại.

Dự phòng của các ngân hàng sẽ tăng mạnh trong năm nay, bởi các ngân hàng phải bán nợ xấu theo chỉ tiêu Ngân hàng Nhà nước đưa ra. Vì thế, các nhà băng đang kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét giảm trích dự phòng trái phiếu đặc biệt xuống còn khoảng 10%, thay vì 20% như hiện nay.

TS. Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho rằng, việc bán nợ xấu cho VAMC là giải pháp tốt để các ngân hàng làm sạch bản cân đối kế toán, nhưng áp lực trích lập dự phòng 20% cho trái phiếu đặc biệt cũng không nhỏ. Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cũng có ý kiến với NHNN về vấn đề này, nhằm giảm áp lực cho ngân hàng lúc khó khăn.   

Hỗ trợ vay vốn

Mr Tú 0967895979
Email: vayvonbankvn@gmail.com
Website: vayvontinchap.com

dang ký vay

Tin liên quan