Tin tức | Tin Tài chính - Ngân hàng
Bán nợ cho nước ngoài sẽ sôi động
Thị trường đang “ngóng” thời điểm Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) được phép bắt tay vào mua bán nợ theo giá thị trường (từ ngày 15/10/2015).
Tuy chưa đến thời điểm 30/9, song đến nay, nợ xấu toàn hệ thống đã giảm xuống mức 3%, theo đúng yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Như vậy, nợ xấu đã giảm rất nhanh trong 3 tháng qua. Cụ thể, nếu tháng 6/2015, nợ xấu của hệ thống ngân hàng là 3,72%, thì đến cuối tháng 8/2015 đã giảm xuống còn 3,2% và đến nay chỉ còn khoảng 3%.
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia ngân hàng cho hay, nợ xấu giảm nhanh là do khi NHNN yêu cầu phải đưa nợ xấu toàn hệ thống về mức 3% chậm nhất trước ngày 1/10, các ngân hàng đã rốt ráo bán nợ cho VAMC. Tuy vậy, ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch VAMC khẳng định, nợ xấu giảm mạnh trong thời gian ngắn vừa qua chủ yếu là do các ngân hàng tăng cường tự xử lý nợ bằng trích lập dự phòng rủi ro.
Được biết, tính đến ngày 15/9, VAMC đã mua vào 211.000 tỷ đồng nợ xấu, song mới thu hồi được 8.320 tỷ đồng. Số nợ xấu thu hồi này tuy đã cao gấp đôi so với năm 2014, song vẫn còn thấp so với kho nợ thu về. Nói cách khác, nợ xấu tuy giảm nhanh, nhưng cũng chỉ mới được gom lại, mà chưa được xử lý bao nhiêu.
Ngoài vướng mắc về thủ tục pháp lý và chưa có thị trường mua bán nợ, thì theo TS. Cấn Văn Lực, một trong những lý do khiến nợ xấu chậm được xử lý là chưa có cơ chế chia sẻ lỗ khi bán nợ. Ví dụ, VAMC mua khoản nợ 70 đồng, nhưng chỉ bán được với giá 40 đồng, vậy 30 đồng lỗ sẽ xử lý ra sao, bên nào gánh chịu?.
“Theo tôi, cần phải có cơ chế chia sẻ khoản lỗ này. Theo đó, VAMC sẽ chia sẻ một phần (lấy khoản lãi từ việc bán các khoản nợ khác để bù đắp), tổ chức tín dụng chịu một phần và phần thứ ba là tận thu những tài sản còn lại của con nợ. Tỷ lệ chia sẻ bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào từng dự án, từng khoản vay”, TS. Lực gợi ý.
Tuy nợ xấu vẫn chưa có nhiều biến chuyển, song nhiều chuyên gia ngân hàng nhận định, tới đây, khi Thông tư 14/TT-NHNN có hiệu lực, VAMC được phép mua nợ theo giá thị trường từ ngày 15/10, việc xử lý nợ xấu sẽ tiến triển tốt hơn. Được biết, theo kế hoạch dự kiến, trong quý IV/2015, VAMC sẽ mua khoảng 500-700 tỷ đồng nợ xấu theo giá thị trường, tức khoảng 1/4 vốn điều lệ hiện tại của VAMC.
Hiện đã có 20 đơn vị ký kết thỏa thuận hợp tác bảo mật thông tin để tìm hiểu các khoản nợ tại VAMC, hứa hẹn thị trường mua bán nợ sẽ sôi động vào đầu năm 2016.
Liên quan đến vấn đề này, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, chỉ khi mua bán theo giá thị trường, nợ xấu mới được xử lý triệt để. Những giải pháp của NHNN triển khai thời gian qua cũng nhằm hướng tới thị trường mua bán nợ. Tuy nhiên, để việc mua bán nợ theo giá thị trường được triển khai thành công, cần có nhiều điều kiện đi kèm.
Cụ thể, phải có tổ chức định giá độc lập, chuyên nghiệp, có thể định giá nợ xấu một cách nhanh chóng; phải có người mua, hiện nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã ngỏ ý sẵn sàng mua nợ xấu Việt Nam với tỷ lệ chiết khấu phù hợp. Ngoài ra, hành lang pháp lý phải đầy đủ, chặt chẽ, như hợp đồng mua bán nợ phải chuẩn hóa, cơ chế bán lại nợ xấu đã mua phải được quy định rõ ràng… Và cuối cùng, có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều bên như ngân hàng thương mại, NHNN, tòa án, công an, chính quyền địa phương… trong mua bán nợ xấu.
Đồng tình với ý kiến này, ông Nguyễn Quốc Hùng cũng kỳ vọng, hành lang pháp lý cho VAMC được hoàn thiện nhanh chóng hơn để tốc độ xử lý nợ xấu được đẩy nhanh hơn trong năm 2016, đặc biệt là việc mua bán nợ theo giá thị trường. Tuy nhiên, lãnh đạo VAMC cũng cho rằng, để mua bán nợ theo giá thị trường thành công, cần hình thành thị trường nợ, nhất là phải có những người mua nợ.
Hiện VAMC đã lên danh mục các khoản nợ xấu muốn rao bán và có rất nhiều quỹ đầu tư, tổ chức đặt vấn đề muốn mua nợ. VAMC cũng đã ký thỏa thuận bảo mật thông tin cho gần 20 đơn vị trong và ngoài nước, trong đó chủ yếu là tổ chức nước ngoài. Đa số mong muốn của các quỹ đầu tư nước ngoài là mua theo lô với giá thấp, song tinh thần của VAMC là bán các khoản nợ cụ thể với giá cả phù hợp với giá thị trường.
TS. Cấn Văn Lực cho rằng, dù rất muốn xử lý nợ xấu nhanh, song Việt Nam không thể nóng vội, bởi các nước như Malaysia, Thái Lan, Hàn quốc… đều mất 7-10 năm mới xử lý xong nợ xấu.
Hỗ trợ vay vốn
Mr Tú 0967895979
Email: vayvonbankvn@gmail.com
Website: vayvontinchap.com
Tin liên quan
- Lãi suất ngân hàng vietcombank 2024
- Lãi suất vay ngân hàng Maitime năm 2022
- Vay tín chấp tại Ninh Thuận thủ tục đơn giản
- Vay tín chấp 100 triệu thủ tục đơn giản
- Ưu đãi gì khi vay vốn tín chấp ngân hàng Sacombank
- COM-B cho vay lên đến 70 triệu
- ACB ra mắt sản phẩm tiết kiệm cho các khách hàng từ 50 tuổi trở lên
- Vay tín chấp tại Maritime Bank - Vay vốn dễ dàng, sẵn sàng tận hưởng
- Vay tín chấp cá nhân Ngân hàng Vietcombank Năm 2018
- OCB cho vay tín chấp khách hàng tự doanh
- Lợi ích khi vay tín chấp 50 triệu
- Vay vốn tín chấp bằng sổ hộ khẩu và những lưu ý quan trọng cần biết
- Giáo viên vay vốn tín chấp lãi suất thấp
- Hướng dẫn nhận tiền cho khoản vay tiền mặt tại Home Credit
- Sản phẩm cho vay tiền mặt tại Bưu Điện
- Vay tín chấp ở TP HCM
- Vay tiền trả góp không chứng minh thu nhập
- Dễ dàng vay tín chấp ngân hàng mà không cần bảng lương
- Đăng ký Vay tiêu dùng Online - Vay tiêu dùng trả góp tín chấp
- Vay tín chấp Ngân hàng bằng cmnd hộ khẩu